Hệ Tiêu Hóa Khỏe

Cách làm nước ép cần tây cho một hệ tiêu hóa khỏe mạnh

August 22, 2018 // admin

Rau cần tây thường xuyên xuất hiện trong bữa cơm gia đình nhưng ít ai biết được lợi ích mà nước ép cần tây mang lại đối với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa.

tac dung cua nuoc ep can tay

Nên biết:

  • 20 loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa mà bạn nên ăn.

Tác dụng của nước ép cần tây với hệ tiêu hóa

Rau cần tây có tác dụng tích cực đối với hệ tiêu hóa và có hiệu quả tốt nhất dưới dạng tươi sống như nước ép cần tây, làm rau ăn sống, …

1. Giải quyết chứng ợ nóng

Những người ăn uống thất thường hay có hệ tiêu hóa kém thường gặp phải vấn đề trào ngược dịch vị hoặc ợ nóng. Đây là một cảm giác không hề dễ chịu chút nào. Tuy nhiên, một ly nước ép cần tây sẽ làm trung hòa axit trong dạ dày, làm chứng ợ nóng tiêu tan dần ngay lúc đó. Tuy nhiên, rau cần tây cũng không phải là giải pháp triệt để trị chứng ợ nóng này. Nếu tình trạng kéo dài, bạn cần được thăm khám bởi bác sĩ ngay.

loi ich cua nuoc ep can tay

2. Ngăn ngừa loét dạ dày

Trong rau cần tây có rất nhiều hoạt chất như flavonoids, tannins, alkaloids, volatile, … thúc đẩy sự tiết chất nhầy để bảo vệ bề mặt đường tiêu hóa khỏi lượng axit do chính nó tiết ra, ngăn ngừa viêm loét dạ dày.

tac dung cua nuoc ep can tay voi he tieu hoa

3. Nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa

Chất xơ và chất phytochemical tự nhiên có trong cần tây giúp kích thích thành dạ dày và ruột non, ngăn ngừa táo bón bằng cách hỗ trợ quá trình nhu động ruột, từ đó khiến ruột già hoạt động tốt hơn, giúp enzyme phân hủy chất dinh dưỡng và hấp thu chúng vào máu.

Ngoài ra, nước ép cần tây còn giúp thư giãn dây thần kinh đã bị tổn hại do chế độ ăn uống không lành mạnh gây nên.

Nguyên liệu làm nước ép cần tây

  • Cần tây Đà Lạt: 1 cây to
  • Đường, nước lọc (nếu cần pha thêm)
  • Mật ong: 1 chén nhỏ

Cách làm nước ép cần tây cho một hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Cách làm nước ép cần tây như sau:

Bước 1: Sơ chế cần tây

  • Chọn cần tây Đà Lạt, có bẹ lá to, căng mọng. Loại này có vị ngọt thơm, nhiều nước, phía gốc bẹ lá có màu xanh thẫm, càng về phía ngọn màu lá càng nhạt dần, vì là bẹ lá to nên khi ta ép hay xay lấy nước rất dễ, không có quá nhiều sơ.
  • Sau đó, ta rửa cần tây thật sạch, ngâm vào trong nước muối khoảng tầm 15 phút rồi vớt ra rổ để ráo nước, cắt  thành khúc khoảng tầm 5cm, ta có thể ép cả lá hay bỏ phần lá tùy thích.

Bước 2: Tiến hành làm nước ép cần tây

  • Cách 1: Dùng máy ép.

Ta cho lần lượt từng khúc vào trong máy ép cho hết số cần tây. Nếu không có máy ép thì ta dùng máy sinh tố, vẫn rất nhanh và ngon đấy.

  • Cách 2: Dùng máy sinh tố.

Nếu ta dùng máy sinh tố thì cắt nhỏ cần tây hơn rồi cho vào máy, cho thêm vào một chút nước lọc, rồi sau đó bật máy xay nhuyễn.

Xay xong ta dùng dụng cụ lọc thực phẩm để lọc lấy nước cốt, cách này cũng rất nhanh và màu nước đẹp y hệt máy ép, chỉ là hơi rườm rà hơn một chút thôi vì phải qua công đoạn lọc lấy nước, lâu hơn dùng máy ép một chút xíu. Với cách này ta có thể cho luôn mật ong vào khi xay cần tây nhé.

Bước 3: Thưởng thức và yêu cầu.

Nước ép cần tây ta nên thưởng thức lạnh sẽ ngon hơn nhé, ta có thể cho nước ép vào trong ngăn mát của tủ lạnh rồi uống, uống vào bất kỳ thời gian nào trong ngày mà bạn muốn cũng được. Khi thưởng thức ta có thể cho thêm vào một chút đường nếu muốn. Hoặc nếu chưa quen ta có thể pha loãng uống cùng với nước lọc cũng được nhé.

Yêu cầu của nước ép cần tây phải có màu đẹp, mùi vị đặc trưng của cần tây, hương thơm nhè nhẹ của mật ong, nước cần tây thanh mát và dễ uống.

nuoc ep can tay

Vậy là chỉ với vài bước đơn giản ta đã có ngay một cốc nước ép cần tây bổ dưỡng cho các thành viên trong gia đình rồi đấy. Uống nước ép cần tây cũng có công dụng giúp giữ dáng, đẹp da cực hiệu quả đấy nhé.

Hãy thử uống nước ép cần tây mỗi sáng, bạn sẽ thấy một sự thay đổi lớn đối với hệ tiêu hóa chỉ sau một tuần.

Chúc các bạn chế biến thành công!

Filed Under: Uncategorized

20 loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa mà bạn nên ăn

April 24, 2018 // admin

20 loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, giúp đường ruột khỏe mạnh dưới đây bạn nên ăn thường xuyên để tốt cho sức khỏe.

thuc pham tot cho he tieu hoa
Thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa

Bạn thường xuyên ở trong tình trạng bụng khó chịu, đường ruột yếu, tiêu hóa kém, … Nguyên nhân xuất phát từ chế độ ăn không khoa học, ăn thiếu chất, hoặc ăn nhiều vô tội vạ, ăn những thức ăn khó tiêu như đồ ngọt, đồ chua quá nhiều, …Những thực phẩm khó tiêu mà bạn dung nạp vào cơ thể quá nhiều trong khi các thực phẩm nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa lại quá ít. Lâu dần cách ăn này sẽ khiến hệ tiêu hóa gặp áp lực, trở nên yếu và có thể dẫn tới nhiều bệnh đường tiêu hóa nghiêm trọng khác.

Vậy, việc trước tiên và dễ dàng nhất chính là tích cực ăn những thực phẩm tự nhiên tốt cho hệ tiêu hóa giúp bạn không gặp tình trạng khó chịu và phòng tránh được các bệnh nặng hơn. Dưới đây là 20 loại thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá rất tốt cho hệ tiêu hóa. Các bạn cùng xem và vận dụng vào chế độ ăn uống của mình nhé!

1. Sữa chua

Trong sữa chua có những vi khuẩn cực kì có lợi cho đường ruột. Ăn sữa chua còn là một cách nuôi dưỡng và bảo vệ các lợi khuẩn có sẵn trong dạ dày. Vì vậy, mỗi ngày, bạn nên dùng 1 hộp sữa chua sẽ vô cùng tốt cho hệ tiêu hóa.

sua chua

2. Hạt chia

Hạt chia nổi tiếng là loại hạt giàu chất xơ. Hàm lượng chất xơ trong 100g hạt Chia cao gấp 1.6 lần lúa mạch, 2.6 lần yến mạch, 2.3 lần lúa mì, 8.3 lần ngô và  9.8 lần gạo. Chất xơ trong hạt chia bao gồm 80% chất xơ không hòa tan và 20% chất xơ hòa tan. Khi hấp thụ vào cơ thể, hạt chia trở thành dung dịch sền sệt, mang đi các chất cặn bã và cả cholesterol ở trong đường ruột, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh đường ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, nếu bạn đang bị táo bón thì cũng nên dùng hạt chia như một liệu pháp chữa bệnh tự nhiên.

3. Trái Kiwi

Kiwi không chỉ là một loại trái cây thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa. Chất xơ, chất khoáng, có trong kiwwi giúp nhuận tràng, kích thích hệt tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

an gi tot hco he tieu hoa

4. Các loại Bánh mì nguyên hạt

Bánh mì nguyên hạt, nguyên cám làm từ yến mạch, gạo nâu, … chứa nhiều chất xơ, rất tốt khi hệ tiêu hóa gặp vấn đề đầy hơi, khó tiêu.

5. Chuối

Chất kali, điện giải có nhiều trong chuối sẽ giúp bạn đối phó với bệnh tiêu chảy. Ngoài ra, chuối còn giúp phục hồi chức năng dạ dày rất tốt. Bởi vậy mà bạn nên đều đặn ngày ăn một quả chuối để hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.chuoi

6. Cam

Cam cũng như các loại trái cây họ cam quýt khác rất giàu chất xơ, giúp nuôi dưỡng hệ vi khuẩn trong đường ruột. Cam kích thích tiêu hóa, là cứu tinh cho những ai bị táo bón.

7. Gừng

Gừng luôn có mặt trong các bài thuốc dân gian của các bà các mẹ, nổi tiếng trong việc trị đầy hơi, chướng bụng.

gung

8. Trái cây khô, hoa quả sấy

Nếu như bạn không thể từ bỏ thói quen ăn vặt thì hãy chuyển sang ăn vặt những thực phẩm có lợi cho tiêu hóa, ví dụ như trái cây khô, hoa quả sấy. Chất xơ và loại đường tự nhiên có trong trái cây khô giúp nhuận tràng, tốt cho sức khỏe.

9. Các loại ngũ cốc dạng hạt

Ngũ cốc dạng hạt không những dễ ăn, có thể ăn thường xuyên mà còn là thực phẩm cung cấp chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa. Các nghiên cứu khảo sát cũng đã chứng thực rằng trong chế độ ăn của những người có tuổi thọ lớn luôn có ngũ cốc dạng hạt.

10. Củ dền

Củ dền có lượng chất xơ dồi dào, lại nhiều magie, kali giúp cải thiện hệ tiêu hóa, phòng chống bệnh táo bón.

11. Trái lê

Trong trái lê có nhiều chất xơ, khoáng chất và cả các chất chống oxy hóa không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn nuôi dưỡng làn da nữa.

12. Táo

Táo không chỉ là loại trái cây ngon giòn mà còn tác động rất lớn trong việc bảo vệ các lợi khuẩn có trong hệ tiêu hóa. Táo không chỉ nhiều vitamin a, B9, C mà còn có các chất khoáng như kali.

13. Các loại đậu

Các loại đậu như đậu nành, đậu xanh, … nhiều chất xơ, vitamin lẫn chất khoáng và chất đạm. Dung nạp đậu vào cơ thể không chỉ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà còn giảm thiểu nguy cơ các bệnh đường ruột.

14. Khoai lang

Khoai lang giàu tinh bột và nhiều mangan, là vị thuốc thiên nhiên trị bệnh viêm loét dạ dày. Có thể bạn không biết nhưng việc ăn cả phần ruột và vỏ khoai lang sẽ tận dụng được tối đa chất dinh dưỡng của nó.

15. Nước dừa

Nước dừa giải khát rất tốt bởi vì nó bổ sung nước hiệu quả cho cơ thể. Ngoài ra, nước dừa còn trị táo bón rất tốt.

16. Bơ

Bơ nhiều chất xơ và chất béo không bão hòa, rất tốt cho hệ tim mạch. Bơ cũng giúp quá trình chuyển đổi beta-carotin thành vitamin A để cơ thể dễ hấp thụ hơn, bảo vệ lớp niêm mạc ruột.

bo
Trái bơ

17. Rau bina (rau chân vịt)

Ngoài chất xơ, magie, rau bina còn có khoáng chất nhuận tràng, tốt cho hệ bài tiết lẫn tiêu hóa.

18. Dưa vàng

Dưa vàng, dưa đỏ giúp giảm chướng bụng. Ngoài ra, trong quả dưa có chất hoạt hóa enzym hỗ trợ đường ruột, giúp giảm các căn bệnh về ruột, trong đó có cả ung thư đường ruột.

19. Yến mạch

Yến mạch giàu chất xơ, tốt cho người bị táo bón.

yen mach

20. Quả việt quất

Nguồn chất xơ và vitamin C có nhiều tỏng quả việt quất rất có lợi cho hệ tiêu hóa.

Với danh sách 20 thực phẩm trên đây phần nào trả lời cho câu hỏi “Ăn gì tốt cho hệ tiêu hóa?” mà ai cũng thắc mắc rồi phải không nào.

Chúc các bạn sức khỏe!

Filed Under: Uncategorized

Các bệnh đường tiêu hóa thường gặp hiện nay

April 19, 2018 // admin

Hiện nay, cuộc sống ngày càng hiện đại chính là một trong những yếu tố khiến con người dễ gặp các vấn để về đường tiêu hóa.

Ngoài những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, các bệnh về đường tiêu hóa còn làm giảm sút hiệu suất công việc và những sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

Nhằm đưa ra những đánh giá tổng quan giúp các bạn có sự nhìn nhận kịp thời về chứng bệnh này, bài viết sẽ cung cấp một số kiến thức hữu ích, mời các bạn cùng tìm hiểu để cùng cải thiện cuộc sống nhé!

1. Bệnh tiêu hóa là gì?

Tất cả chúng ta đều như nhau, hệ tiêu hóa của mỗi người đều là một cấu trúc bao gồm ống tiêu hóa, sợ bộ là gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột, trực tràng và hậu môn. Ngoài ra còn các bộ phận phối hợp như miệng, lưỡi, răng, nước bọt, dịch tụy, dịch mật…

Nếu bạn gặp vấn đề hoặc tổn thương nào đó liên quan đến một trong số các bộ phận này chính là lúc bạn bị bệnh về đường tiêu hóa. Đó là tên gọi chung còn cụ thể tùy vào từng trường hợp và từng vị trí mắc bệnh mà người ta có những tên gọi cụ thể. Ví dụ người thì bị đau dạ dày, người thì đau đại tràng, …

benh tieu hoa
Bệnh tiêu hóa ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại

Đối tượng mặc bệnh về đường tiêu hóa là không trừ một ai, bất kể độ tuổi nào. Hãy nhớ khi phát hiện bệnh phải điều trị sớm nếu không muốn gánh chịu nhiều biến chứng nặng nề gây nghiêm trọng hơn cho sức khỏe nhé!

2. Nguyên nhân các bệnh lý về đường tiêu hóa

Bệnh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng riêng chế độ ăn uống được thống kê là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất và là nguyên nhân hàng đầu gây ra cách bệnh về tiêu hóa.

Chế độ ăn thất thường, thiếu khoa học, đặc biệt ăn nhiều thức ăn chứa nhiều đường sẽ dễ bị đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu. Cứ thế kéo dài thì hệ tiêu hóa sẽ bắt đầu gặp sự cố.

Việc nạp vào cơ thể thực phẩm bẩn sẽ làm tích lũy chất độc hại mà dạ dày, ruột, thận, mật … là nơi hấp thụ trước nhất, dễ bị bệnh nhất.

Một điều cần chú ý là nếu bạn thay đổi thực đơn món ăn hàng ngày thường xuyên cũng khiến cho hệ tiêu hóa không kịp phản ứng, cũng rất dễ dẫn đến nhiều triệu chứng liên quan bệnh đường tiêu hóa.

Bên cạnh sự ảnh hưởng của việc ăn uống thì người thường xuyên sử dụng thuộc tây y cũng gây tác hại lớn đến dạ dày, ruột, đại tràng… kéo dài gây tổn thương và phát bệnh.

Một nguyên nhân nữa mà nhiều người không để ý nhưng lại âm thầm phá hoại hệ tiêu hóa của chúng ta đó là tình trạng căng thẳng, stress kéo dài…. Cuộc sống luôn có những lúc không vui, những biến cố nhưng nếu cứ để cơ thể trải qua tình trạng đó thường xuyên thì nó sẽ khiến quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng, cái này gọi là bệnh tâm lý. Do đó, để giúp cho việc tiêu hóa được diễn ra thuận lợi, các bác sỹ khuyên mọi người hãy loại bỏ những suy nghĩ, mệt mỏi để các vấn đề về tiêu hóa không còn cơ hội xuất hiện.

nguyen nhan gay benh tieu hoa
Nguyên nhân gây bệnh tiêu hóa có rất nhiều, phân flowns là thói quen xấu trong ăn uống, sinh hoạt

3. Triệu chứng đường tiêu hóa

Không phải tất cả chúng ta đều có biểu hiện giống nhau, mỗi bệnh nhân sẽ có những triệu chứng riêng tùy vào thể bệnh, tùy vào cơ địa của mỗi người mà mức độ bệnh sẽ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết những bệnh nhân mắc các chứng bệnh về đường tiêu hóa đều có những biểu hiện chung cơ bản như:

Xuất hiện tình trạng đau bụng:

Đây là triệu chứng dễ nhận biết và phổ biến, rõ ràng nhất ở những người bị bệnh đường tiêu hóa. Bung đau thường xuyên và âm ỉ, cũng có thể đau dữ dội, quặn bụng. Đặc biệt nếu bạn đau dạ dày hoặc viêm đại tràng thì triệu chứng rất rõ ràng.

Trường hợp bạn bị rối loạn tiêu hóa hoặc viêm đại tràng thì sẽ kèm triệu chứng muốn đi ngoài. Sau khi giải tỏa thì cơn đau sẽ giảm dần.  Người bệnh lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, thậm chí khi vừa đi vệ sinh xong lại có cảm giác muốn đi tiếp.

Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu:

Người bệnh sẽ cảm thấy bụng trở nên ì ạch, khó chịu như kiểu ăn quá no mặc dù thực tế là ăn rất ít. Cảm giác đầy hơi luôn thường trực và tình trạng ợ chua, ợ hơi liên tục gây khó chịu.

Buồn nôn, ói mửa:

Đa số những bệnh nhân có vấn đề về tiêu hóa đều có biểu hiện này. Bởi vì tình trạng chướng bụng, đầy hơi lúc này sẽ bị đẩy ngược lên cổ họng, gây cảm giác nôn ói, thậm chí nặng có thể nôn ra máu.

Rối loạn đại tiện:

Nếu có bệnh về đường tiêu hóa, việc đại tiện của bạn cũng sẽ gặp vấn đề. Tình trạng đại tiện diễn ra liên tục, bị táo bón hoặc tiêu chảy, hoặc kiết lỵ, phân bị sống, hôi, tanh, … Nếu tình trạng nặng hay kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, bị mất nước. Người bệnh cần được bù chất điện giải để cải thiện tình hình.

Khó nuốt, người mệt mỏi, chán ăn:

Khó nuốt, khi nuốt có cảm giác vướng nơi cổ họng là biểu hiện thường có ở bệnh nhân về đường tiêu hóa. Ngoài ra, các cơn đau âm ỉ, kéo dài ở dạ dày, đại tràng khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, không muốn ăn, bỏ bữa dẫn đến cơ thể thiếu chất, trở nên suy nhược.

4. Những bệnh lý tiêu hóa thường gặp

Một vài bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến và thường gặp phải nhất như sau:

Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản

Chính xác hơn, đây là một hội chứng khiến thức ăn đáng lẽ phải ở dạ dày lại bị trào ngược lên ống thực quản làm viêm nhiễm thực quản, khiến người bệnh khó chịu.

Bệnh lý tiêu hóa
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý tiêu hóa thường gặp

Bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày

Trên bề mặt niêm mạc dạ dày bị viêm loét khiến người bệnh đau đớn. Những khi ăn no càng đau hơn nữa.

Bệnh viêm đại tràng

Nếu bạn bị rối loạn tiêu hóa kéo dài hoặc bị viêm nhiễm bề mặt niêm mạc của đại tràng thì có nguy cơ dẫn đến viêm đại tràng. Căn bệnh này rất khó trị dứt điểm, dễ tái phát, trở thành tình trạng mãn tính.

Bệnh sa dạ dày

Sa dạ dày là bệnh lý khiến dạ dày bị kéo thấp xuống so với vị trí vốn dĩ của nó, chính là ở phần bụng trên, gần xương sườn thứ 11. Bị vậy là do chức năng co bóp của dạ dày bị rối loạn. Dạ dày bị sa sẽ khiến người bệnh luôn thấy đầy bụng, khó chịu dù ăn ít hoặc không ăn gì cả.

Bệnh trĩ

Khi bị viêm đại tràng mãn tính sẽ có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao bởi việc rối loạn đại tiện sẽ khiến khiến các cơ trơn đại tràng, cơ thắt hậu môn, dây chằng vùng chậu mất đi độ đàn hồi, hệ thống tĩnh mạch hậu môn trực tràng cũng bị áp lực, … dẫn đến bệnh trĩ.

benh tri
Bệnh trĩ

5. Điều trị bệnh đường tiêu hóa

Ngày nay, việc điều trị bệnh đường tiêu hóa có rất nhiều hướng từ tây y, đông y cho đến các phương pháp, kinh nghiệm dân gian.

Trước khi quyết định phương pháp chữa trị, người bệnh cần được thăm khám để đưa ra kết luận chính xác về tình trạng bệnh. Sử dụng các phương pháp tây y như siêu âm, nội soi sẽ cho ra kết quả chính xác nhất.

Hướng điều trị tây y thường là sử dụng thuốc. Tùy loại bệnh mà bác sĩ cho đơn riêng. Các loại thuốc phổ biến như Diphenoxylate, hyoscyamin sulfat, dicyclomin HCL … Nếu tình trạng bệnh quá nặng thì tính đến trường hợp can thiệp phẫu thuật như phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ, mổ nội soi dạ dày, … Điều trị Tây Y thường có hiệu quả trực tiếp ngay tới chỗ đau, bệnh lý.

Vè đông y, từ trước đến nay đã tích lũy rất nhiều bài thuốc từ thảo dược, cây cỏ có phần “lành tính” như rau diếp cá, lá mơ, … nhưng hiệu quả phải tính theo lâu dài.

Nói chung, mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng, cần tìm hiểu trước khi lựa chọn hướng điều trị. Riêng với trẻ nhỏ vẫn nên ưu tiên sử dụng đông y, các bài thuốc dân gian, cùng với đó là bổ sung men vi sinh, uống bù nước điện giải sẽ giúp tình trạng tiêu hóa cải thiện hơn và không tác động quá nhiều đến sức khỏe mà không cần dùng quá nhiều thuốc kháng sinh.

6. Cách phòng tránh bệnh về đường tiêu hóa

Như đã nói ở phần nguyên nhân gây bệnh, chế độ ăn uống là căn nguyên trực tiếp của bệnh tiêu hóa nên cách phòng tránh bệnh tốt nhất chính là một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.

  • Giờ giấc ăn uống, ngủ nghỉ cần được hoạch định rõ ràng và tuân thủ thực hiện, đáp ứng “thói quen” làm việc cho các cơ quan tiêu hóa.
  • Chất lượng thực phẩm cũng cần được đảm bảo, thực phẩm phải sạch, khâu chế biến cũng phải sạch.
  • Không sử dụng thực phẩm ôi thiu, các chất kích thích như rượu, bia. Các thức uống có ga cũng dễ gây đầy hơi, chướng bụng nên cũng cần hạn chế.
  • Thực đơn ăn uống cũng phải hài hòa các chất. Nên tăng cường ăn rau xanh, sữa chua, uống nước đầy đủ để hỗ trợ tiêu hóa. Sử dụng dầu thực vật thay vì mỡ động vật để chế biến món ăn cũng giúp cho quá trình tiêu hóa rất nhiều.
phong tranh benh tieu hoa
Thực đơn ăn uống hợp lý sẽ giúp phòng tránh bệnh tiêu hóa rất nhiều
  • Xây dựng chế độ học tập, vui chơi, làm việc khoa học. Có thời gian giải trí, tránh hết mức có thể tình trạng căng thẳng, buồn phiền, stress.
  • Nếu mắc các bệnh về đường hô hấp như ho lâu ngày, viêm mũi dị ứng, viêm họng hạt, viêm xoang thì cần nhanh chóng chữa trị, tránh biến chứng về bệnh lý đường tiêu hóa.
  • Luyện tập thể thao đều đặn giúp nâng cao sức khỏe, tăng sức dề kháng và giúp quá trình tiêu hóa được hiệu quả hơn.

Filed Under: Uncategorized

Copyright © 2019 · Endless Theme on Genesis Framework · WordPress · Log in